Năm nay, ngay từ các trận đấu vòng bảng World Cup 2022, người hâm mộ lần đầu tiên thấy công nghệ được áp dụng vào trái bóng khi thi đấu. Cùng Socolive tìm hiểu những câu chuyện thú vị xoay quanh quả bóng này.
- Maroc đánh bại Bồ Đào Nha thẳng tiến Bán kết World Cup 2022
- Cristiano Ronaldo bật khóc vì Bồ Đào Nha bị loại khỏi WC 2022
- Cuộc đối đầu kinh điển giữa Messi và Modric tại World Cup
Trái bóng World Cup 2022 Al Rihla có điểm gì đặc biệt?
Công nghệ vượt trội bên trong trái bóng Al Rihla
Trong mỗi quả bóng được sử dụng ở giải năm nay là một thiết bị được thiết kế bởi công ty KINEXON có tiếng trong ngành theo dõi hiệu suất thể thao. Theo tiết lộ từ người thiết kế ra nó, thiết bị này chỉ nặng 14gram và bao gồm 2 cảm biến riêng biệt hoạt động đồng thời.
Thứ nhất công nghệ ứng dụng cảm biến băng thông siêu rộng (UWB), định vị vượt trội so với so với GPS hay Bluetooth thường sử dụng, đồng thời đưa ra dữ liệu theo đúng thời gian thực giúp phòng giám sát xác định chính xác liệu trái bóng đang nằm ở vị trí nào. Cảm biến thứ hai là đo lường quán tính (IMU), chúng giúp xác định mọi chuyển động của mọi vật thể trong không gian ba chiều.
Hệ thống cảm biến ghi lại hoạt động của các cầu thủ làm với trái bóng, đá, đánh đầu, ném hoặc thậm chí là sợi tóc chạm vào như Ronaldo trong trận đấu với Uruguay, với tần suất 500 lần mỗi giây. Dữ liệu này được gửi theo thời gian xác thực đến hệ thống định vị và anten đặt xung quanh sân.
Khi một quả bóng bay ra ngoài đường biên, ngay lập tức một quả bóng mới được ném hoặc đá vào sân để thay thế nó, hệ thống nhận diện của KINEXON sẽ tự động chuyển dữ liệu sang quả bóng mới mà không cần sự can thiệp của con người.
Thiết bị cảm biến nằm chính giữa quả bóng dùng cho World Cup 2022 nhờ một hệ thống treo của Adidas. Các cảm biết được kết hợp với camera quang học Hawk-Eye, hệ thống theo dõi nổi tiếng từng sử dụng trong quần vợt. 12 mini camera Hawk-Eye được đặt xung quanh sân, theo dõi vị trí quả bóng và từng cầu thủ mỗi giây 50 lần. Trên mỗi cầu thủ, nó nhận biết được 29 điểm ở cơ thể được theo dõi, bao gồm cả tay và chân.
Hai nguồn dữ liệu từ camera và cảm biến kết hợp với nhau để giúp trọng tài xem xét có đưa ra cờ việt vị hay không, không chỉ có độ chính xác cao mà còn đỡ mất đây, ưu tiên chính của FIFA trong giải World Cup 2022.
Dữ liệu được tính toán từ trái bóng World Cup 2022
Tại giải vô địch bóng đá thế giới 2022, trái bóng Al Rihla nhận được sự quan tâm lớn của fan hâm mô làng túc cầu vì đây là lần đầu tiên FIFA áp dụng công nghệ vào quả bóng thi đấu. Cụ thể, tại trận đấu bảng H giữa Uruguay và Bồ Đào Nha, tình huống tiền đạo Ronaldo ghi bàn nếu nhìn bằng mắt thường, chúng ta sẽ nghĩ cầu thủ 37 tuổi là người đưa bóng vào lưới. Tuy nhiên, sau khi tham khảo công nghệ của quả bóng Al Rihla, trọng tài đã quyết định rằng bàn thắng thuộc về Bruno Fernandes.
“Chúng tôi đã thảo luận sau World Cup 2018 ở Nga, và thấy rằng vấn đề cần cải thiện nhất là khoảng thời gian đưa ra các quyết định việt vị”, người đứng đầu bộ phận công nghệ của FIFA cho biết. Dữ liệu từ cả hãng và camera Hawk-Eye được đưa vào AI được lập trình để tự động cảnh báo các trường hợp việt vị. Thay vì việc các trọng tài phải xem lại các tình huống qua màn hình, một quá trình tốn thời gian, ở World Cup 2022 các chương trình AI sẽ tự động cảnh báo khi xuất hiện tình huống nghi ngờ và các trọng tài chỉ cần xác nhận lại.
Hệ thống cũng cung cấp các dữ liệu để tạo ra các hoạt cảnh không gian ba chiều, được phát lại trên các chương trình phát sóng và trên sân vận động để người khán giả trực tiếp nhìn thấy quy trình ra quyết định.
Độ tin cậy của trái bóng của trái bóng công nghệ
Để đảm bảo dữ liệu trả đưa ra ngoài là chính xác, hệ thống cập nhật dữ liệu 500 lần mỗi giây. Các thiết bị thu phát hình ảnh thông thường làm việc tạo ra khoảng 50 hình mới mỗi giây, có nghĩa là các thông tin trong khoảng 0,02 giây giữa các thời điểm tạo khung hình sẽ bị bỏ lỡ. Với tốc độ của cảm biến trong trái bóng World Cup, khoảng hổng này chỉ là 0,002. Dữ liệu giữa hai nguồn cũng được đồng bộ chính xác đến một phần triệu giây, đảm bảo hai nguồn không chệch nhịp nhau.
Các nhà phát triển thiết bị cũng đảm bảo rằng trái bóng chứa cảm biến bên trong có bề ngoài giống với trái bóng thông thường. Nhà sản xuất đồ thể thao Adidas đã thực hiện thử nghiệm so sánh này. Cụ thể công ty này đã sử dụng các thiết bị robot được được lập trình giống một cầu thủ để đá bóng ở các tốc độ, độ xoáy và hướng khác nhau. Các máy ảnh tốc độ cao ghi lại hướng bay của quả bóng, đảm bảo rằng bóng chứa cảm biến không có hướng bay bất thường.
Công ty sản xuất đồ thể thao chuyên nghiệp cũng thực hiện các bài “kiểm tra mù” để xem cầu thủ có thể phân biệt được giữa quả bóng hàng ngày và bóng gắn cảm biến hay không. “Các cầu thủ không phát hiện được khác biệt”, Evans nói. Các bên liên quan đến sản xuất trái bóng cảm biến tự tin rằng họ đã đáp ứng mọi tiêu chuẩn để có thể đưa công nghệ mới này vào World Cup 2022.
Trên đây là toàn bộ những thông tin thú vị xoay quanh trái bóng áp dụng công nghệ cảm biến tại World Cup 2022. Hãy liên tục cùng Socolive cập nhật các tin thể thao và link xem trực tiếp các trận đấu bóng đá hấp dẫn bạn nhé.
Nguồn tham khảo:
https://dantri.com.vn/suc-manh-so/mo-xe-cong-nghe-ben-trong-trai-bong-world-cup-2022-20221130145405033.htm