Hãy cùng Socolive tìm hiểu những điểm hay từ các giải đấu mạnh của Thai League và bài học mà V League cần nhìn vào để phát triển.
Việc sở hữu bản quyền Thai League hai mùa giải là cơ hội để V League học hỏi
Ít ngày sau khi chung kết AFF Cup 2022 chính thức khép lại, VTVCab thông báo rằng, họ đã sở hữu bản quyền vô địch quốc gia Thái Lan (Thai League) trong hai mùa giải tới là 2022-2023 và 2023-2024.
Với nhiều người có thể không quá quan tâm với các kênh truyền hình tại Việt Nam đã phát sóng các giải đấu hàng đầu châu Âu. Tuy nhiên, với giới chuyên môn và cả những người làm bóng đá Việt thì đây lại là vấn đề đáng lưu ý.
Chúng ta hãy coi như đây chính là cơ hội để tận mắt học hỏi những gì Thái Lan đang dốc sức làm vì một nền bóng đá phát triển mạnh mẽ, ổn định trong suốt những năm tháng qua.
Giới thiệu thông tin cơ bản về Thai League
Quãng thời gian thành lập đầy khó khăn của Thai League
Theo đó, Thái Lan đã tổ chức giải vô địch quốc gia từ 1916. Trước khi Thai League ra đời thì cấp độ cao nhất là giải bán chuyên nghiệp Kor Royal Cup từ năm 1916 đến 1995. Sau đó, Thai League được Liên đoàn bóng đá Thái Lan (FAT) giới thiệu vào năm 1996 với tên gọi chính thức là Thailand Soccer League. Khi ấy đã có 18 câu lạc bộ đăng ký trong mùa giải đầu tiên theo thể thức vòng tròn 2 lượt tính điểm.
Hầu hết các CLB tại Thai League vào thời điểm đó cũng thuộc sở hữu của các tổ chức chính phủ với trụ sở tại Greater Bangkok và Metropolitan. Trong khi đó, những CLB địa phương thi đấu ở giải bán chuyên nghiệp sẽ có tên gọi là Giải tỉnh (Provincial League).
Thời điểm ban đầu, Thai Premier League chỉ có 10 – 12 CLB/mùa và phải đối mặt với vấn đề ít cổ động viên cũng như ít tính địa phương. Trong khi đó, với giải đấu cấp tỉnh thì thường xuyên gặp vấn đề liên quan đến tài chính.
Vào 2008, Thai League hợp nhất với Province League rồi mở rộng với tổng cộng 16 CLB. Vào cuối mỗi mùa 3, đội cuối bảng sẽ phải xuống hạng.
Những bước “chuyển mình” đáng kể của Thai League thời gian qua
Sang 2009 được biết đến là thời điểm với những thay đổi đáng kể dẫn đến kỷ nguyên mới của Thailand Premier League. Liên đoàn bóng đá Châu Á cũng đồng thời đưa ra quy định dành cho các Liên đoàn muốn sở hữu CLB tham gia thi đấu tại AFC Champions League bắt đầu từ năm 2011.
FAT đã phải thành lập Thai Premier League Co Itd và buộc các đội ở giải đấu hàng đầu phải đạt tiêu chí cấp phép CLB AFC, nếu không, bóng đá xứ chùa Vàng này sẽ không đủ điều kiện để thi đấu tại Champions League.
Sau đó, các câu lạc bộ buộc phải tiến hành việc tách mình khỏi các tổ chức bảo trợ và đăng ký dưới tư cách hoàn toàn độc lập.
Có thể nói, những thay đổi lớn đã xảy ra trong mùa giải đó. Thai Premier League là tên gọi mới được chuyển đổi từ Thailand Premier League sang. Cùng lúc đó, hàng loạt các CLB đã không đáp ứng được quy định mới và phải tìm mọi cách như đổi tên, tách khỏi tổ chức đỡ đầu hoặc sáp nhập với một đội hình mới,…nhằm đảm bảo tiêu chuẩn.
Đến 2017, Thai League 1 chính thức là tên gọi mới do FAT quyết định đổi tên Thai Premier League sang. Như vậy, kể từ khi thành lập vào 1996, Thai Premier League hoàn toàn dựa vào sự tài trợ của các địa phương. Liên quan đến các sáng kiến tái xây dựng thương hiệu nhằm phát triển, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa về bản sắc và nâng tầm giải đấu toàn cầu.
Sự thay đổi quyết liệt đã mang đến những bước tiến mới cho Thai League
Những chính sách mới cực hấp dẫn Thai League liên tục đưa ra
Có thể nói, sự thay đổi của bóng đá Thái Lan này không đến chuyện các đội bóng phải giải thể. Thay vào đó, tính đến thời điểm này, trên khắp xứ sở chùa Vàng đã có hơn 100 CLB chuyên nghiệp – con số chưa bao gồm những đội nghiệp dư hoặc bán chuyên nghiệp.
Có lẽ, chính nhờ sự quyết tâm trong thay đổi diện mạo, các câu lạc bộ Thái Lan đã đầu tư mạnh vào cơ sở vật chất để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho cổ động viên khi đến sân.
Chính sự đồng bộ này cũng giúp hình ảnh CLB trở nên đẹp và dễ dàng thu hút những cầu thủ ngoại chất lượng. Chúng ta cũng phải khẳng định rằng, hính sách hướng về các cầu thủ Brazil là yếu tố góp phần giúp nâng cao chất lượng kỹ thuật của nhân tố nội.
V League cần áp dụng sự “thay đổi quyết liệt” nếu muốn nhận con số khủng như Thai League
Đương nhiên, khi giải đã phát triển và đem đến một sức hút không thể ngờ thì bản quyền truyền hình Thai League có giá trị khổng lồ. Họ đang trong hợp đồng 8 năm (2021-2028) với công ty truyền thông Zense với trị giá lên đến gần 400 triệu USD (~9000 tỷ đồng).
Nếu đặt lên bàn cân về bản quyền mà FPT và VPF hợp tác mới đây – 300 tỷ đồng/5 mùa và trung bình chỉ khoảng 60 tỷ/mùa – là một con số vô cùng nhỏ bé.
- Bóng đá tôn vinh lịch sử LGBT+ từ Justin Fashanu
- Bayern Munich có màn chạy đà hoàn hảo trước trận gặp PSG
- Barcelona tiến gần hơn tới ngôi vương khi đánh bại Villarreal
Đương nhiên, nếu như chúng ta hỏi đây là bước đầu để V League thay đổi thì chắc chắn phải có được sự quyết liệt như người Thái làm. Một trong những điều quan trọng nhất chính là việc gần như không có chuyện các câu lạc bộ của Thái Lan đổi tên theo nhà tài trợ.
Điều này đồng nghĩa với việc ngay cả hợp tác tài trợ thì đối tác cũng phải hiểu rằng các yếu tố về giá trị truyền thông, yếu tố bản sắc và vùng miền là những thứ hoàn toàn không thể thay đổi.
Như vậy, Socolive đã gửi tin thể thao trong ngày về V League cần học hỏi những gì từ Thai League để ngày càng phát triển trong tương lai. Mong rằng, nếu áp dụng những thứ mà nền bóng đá xứ chùa Vàng đã làm sẽ đem lại nguồn thu nhập khổng lồ cho bóng đá nước ta.