Tại sao Bùi Tiến Dũng chạm đáy sự nghiệp khi còn rất trẻ?

Đâu là yếu tố khiến Bùi Tiến Dũng “thảm hại” như vậy về trình độ, tâm lý hay kinh nghiệm thi đấu?

Thủ môn Bùi Tiến Dũng đã và đang không ngừng mắc phải những sai lầm cũng như áp lực khủng khiếp đến từ dư luận. Bên cạnh đó, chàng thủ thành này cũng không được thi đấu thường xuyên như trước. Có lẽ chính những điều này là yếu tố khiến sự nghiệp thủ thành gốc Thanh Hóa tụt dốc không phanh.

Nhìn lại những sai lầm Bùi Tiến Dũng đã mắc phải

Có lẽ, chúng ta nên điểm lại 3 trận đấu của thủ môn Bùi Tiến Dũng trong thời gian qua trước khi đưa ra lời nhận xét về anh.

Tại siêu cúp Quốc gia, Bùi Tiến Dũng đã không bắt như những người nghiệp dư khi để bóng nảy ra đồng thời tạo cơ hội cho Pape Omar đá bồi cận thành. Tiếp theo, trong trận gặp Hougang United ở AFC Cup, Tiến Dũng một lần nữa thể hiện sự lúng túng của mình trước pha băng xuống của cầu thủ đối phương rồi phạm lỗi và dẫn đến quả phạt đền cho đối phương.

Nhìn lại những sai lầm Bùi Tiến Dũng đã mắc phải
Nhìn lại những sai lầm Bùi Tiến Dũng đã mắc phải

Có lẽ, sai lầm lớn nhất của Bùi Tiến Dũng chính là trận gặp CHDCND Triều Tiên ở U23 châu Á. Anh bắt hụt bóng sau cú đá phạt từ khoảng cách rất xa đến từ đối phương Triều Tiên. Chính điều này đã khiến U23 thua trận.

Như vậy, chúng ta đều có thể thấy lỗi chung của 3 trận đấu trên ở Bùi Tiến Dũng chính là khi bắt dính bóng và không ngừng tạo cơ hội vào lưới cho đối thủ. Bên cạnh đó còn là sự thiếu quyết đoán trước mọi tình huống.

Ở cả 3 trận đấu trên, Dũng đều giống như một tay chơi nghiệp dư khi lựa chọn giải pháp ngăn chặn đối thủ. Anh thường mất thời gian suy nghĩ, phán đoán và quyết định một cách vô cùng chậm chạp.

Đâu là yếu tố khiến Bùi Tiến Dũng “thảm hại” như vậy về trình độ, tâm lý hay kinh nghiệm thi đấu?

Có lẽ, vấn đề đầu tiên và cũng lớn nhất của Bùi Tiến Dũng chính là trình độ và tâm lý mỗi khi bước vào trận đấu. Do kỹ năng cơ bản chưa tốt nên Dũng mới thường xuyên cảm thấy tự tin và không có được trạng thái tinh thần thoải mái nhất.

Chính yếu tố về tâm lý mà danh thủ Dương Hồng Sơn đã từng chia sẻ rằng: Tâm lý không ổn định hay sự sợ hãi giống như mũi dao đang chĩa về các đối thủ. Chúng cực kỳ nguy hiểm mỗi khi họ bước vào trận đấu nào.

Tại sao Bùi Tiến Dũng chạm đáy sự nghiệp khi còn rất trẻ?
Tại sao Bùi Tiến Dũng chạm đáy sự nghiệp khi còn rất trẻ?

Trong bóng đá có 2 mẫu cầu thủ đối phó với áp lực cực kỳ tốt. Thứ nhất chính là những cầu thủ trẻ, chưa trải quá nhiều hay đơn giản không biết sợ là gì. Mẫu thứ hai là những lão tướng kỳ cựu, đã trải nghiệm quá nhiều điều nên họ không còn bất ngờ với bất kỳ tình huống nào phía trước.

Bùi Tiến Dũng ở U23 Việt Nam chính là thuộc dạng thứ nhất. Khi ấy, anh nằm trong nhóm yếu nhất giải nên không bị đặt quá nhiều kỳ vọng trên vai. Với họ, từng chiến thắng đều là sự bất ngờ và không có sai lầm bị mổ xẻ. Có lẽ vì vậy mà Tiến Dũng có thể thoát khỏi hai chữ “áp lực” và chơi một cách thăng hoa nhất.

Đâu là yếu tố khiến Bùi Tiến Dũng “thảm hại” như vậy về trình độ, tâm lý hay kinh nghiệm thi đấu?
Đâu là yếu tố khiến Bùi Tiến Dũng “thảm hại” như vậy về trình độ, tâm lý hay kinh nghiệm thi đấu?

Tuy nhiên, khi Bùi Tiến Dũng quay trở về V League, vị thế của anh đã thay đổi 180 độ. Anh cũng đối diện với các cuộc cạnh tranh khốc liệt ở cả U23 và CLB. Nếu trước đây anh chỉ là một người vô danh, giờ đây anh lại được ban huấn luyện cũng như người hâm mộ đặt kỳ vọng quá lớn lên đôi vai của mình.

Do đó, chỉ với một lỗi nhỏ nhất của anh cũng có thể bị phóng đại thành những sai lầm tồi tệ khiến đội bóng gặp bàn thua không đáng có. Vì vậy, chúng ta có thể thấy rõ ràng sự “tụt dốc không phanh” của Dũng như thế nào khi phải đối mặt với các áp lực đó.

Những vị tiền bối chia sẻ như thế nào về áp lực mà Bùi Tiến Dũng gặp phải?

Trong 11 cái tên đá chính của U23 Việt Nam ở Thường Châu năm 2018, Tiến Dũng là một trong những cầu thủ ít kinh nghiệm chuyên nghiệp nhất. Bởi anh mới chỉ lên đội một Thanh Hóa từ năm 2017 và có tổng cộng 6 trận ra sân ở V League.

Trong khi phần còn lại của đội tuyển toàn là những người có kinh nghiệm dày dặn hoặc từng tham gia ở đội bóng nước ngoài. Cùng lứa cầu thủ sinh năm 1997, Bùi Tiến Dũng, Đoàn Văn Hậu, Nguyễn Quang Hải hay Hà Đức Chinh đều đã có 1-2 mùa V League trọn vẹn.

HLV Bình Dương Đoàn Minh Xương chia sẻ rằng: Nguyên nhân của tâm lý thi đấu thường là do không được góp mặt trên sân. Đương nhiên, vấn đề này không chỉ riêng ở vị trí thủ môn mà tôi đang nói chung ở các cầu thủ trẻ trong hệ thống bóng đá Việt Nam. Chính vì vậy, việc họ tâm lý là hoàn toàn dễ hiểu.

Những vị tiền bối chia sẻ như thế nào về áp lực mà Bùi Tiến Dũng gặp phải?
Những vị tiền bối chia sẻ như thế nào về áp lực mà Bùi Tiến Dũng gặp phải?

Hay danh thủ Dương Hồng Sơn cũng đồng quan điểm: Việc ít được chơi, ít được thể hiện tại V League chính là một thiệt thòi lớn của Bùi Tiến Dũng. Bởi đó mới chính là môi trường trải nghiệm rất tốt. Với thủ môn, nếu được chơi ở V League càng nhiều thì họ càng có lợi. Còn nếu xét ở cấp đội tuyển, một thủ môn phải bắt được 3, 4 trận hay liên tiếp mới chứng minh được sự ổn định.

Do đó, một người như Bùi Tiến Dũng phải được thi đấu thường xuyên mới có thể giữ vững tâm lý cũng như phong độ của mình.

Trên đây là những thông tin về tại sao thủ môn Bùi Tiến Dũng chạm đáy sự nghiệp khi còn rất trẻ mà Socolive muốn gửi đến bạn đọc. Để cập nhật thêm nhiều tin thể thao bóng đá, hãy truy cập vào website Socolive và bật thông báo để nhận tin tức hàng ngày.