Lý do nào khiến cầu thủ Đoàn Văn Hậu rời SC Heerenveen?

Lý do nào khiến cầu thủ Đoàn Văn Hậu rời SC Heerenveen?

Đoàn Văn Hậu đã gia nhập SC Heerenveen vào tháng 9/2019, theo bản hợp đồng cho mượn có thời hạn một năm với hy vọng sẽ có nhiều cơ hội thể hiện năng lực bản thân cũng như học hỏi nhiều điều thú vị. Tuy nhiên, trên thực tế, Văn Hậu lại cực kỳ mờ nhạt khi xuất ngoại. Chính điều này mà CLB Hà Nội quyết định đưa Đoàn Văn Hậu. Hãy cùng Socolive tìm hiểu lý do khiến cầu thủ Đoàn Văn Hậu rời SC Heerenveen là gì dưới đây.

Không có tiếng nói chung về gia hạn hợp đồng nên Đoàn Văn Hậu quyết định về nước

Đầu tháng 5, SC Heerenveen gửi thư điện tử cho CLB Hà Nội với mong muốn đề xuất gia hạn thêm một năm nhưng chưa có cuộc thảo luận chi tiết liên quan đến vấn đề tài chính do những khó khăn mà đại dịch  Covid-19 gây nên.

Để tạo điều kiện cho quá trình thảo luận gia hạn hợp đồng, chủ tịch CLB Hà Nội Đỗ Vinh Quang tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ cho SC Heerenveen trong quá trình trả lương cho Đoàn Văn Hậu, nhưng đi kèm với đó là việc đội bóng Hà Lan phải cam kết cho có lộ trình rõ ràng cho chân sút sinh năm 1999 này.

Không có tiếng nói chung về gia hạn hợp đồng nên Đoàn Văn Hậu quyết định về nước
Không có tiếng nói chung về gia hạn hợp đồng nên Đoàn Văn Hậu quyết định về nước

Tuy nhiên, Heerenveen chủ yếu đề cập đến mặt kinh phí còn về vấn đề có sử dụng Văn Hậu cho các trận bóng cũng như có một lộ trình đào tạo chuyên môn rõ ràng thì không đủ thuyết phục.

Chia sẻ trước báo giới, ông Đỗ Vinh Quang chia sẻ: Ngoài đội bóng đến từ Hà Lan, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những lời đề nghị khác đồng thời tạo cơ hội tối đa cho chân sút đến từ Thái Bình thi đấu tại môi trường châu Âu.

Lý do nào khiến cầu thủ Đoàn Văn Hậu rời SC Heerenveen?
Lý do nào khiến cầu thủ Đoàn Văn Hậu rời SC Heerenveen?

Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh COVID 19 đang có những diễn biến phức tạp như hiện nay, việc có thêm những lời đề nghị khác không phải là điều dễ dàng. Hơn nữa, khi AFF Cup diễn ra, Đoàn Văn Hậu sẽ cần một thời gian dài để lấy lại phong độ cũng như có những chuẩn bị cùng đội tuyển quốc gia.

Sau đó, chân sút gốc Thái Bình này sẽ phải chờ khoảng 1 – 2 tuần để có chuyến bay về Việt Nam. Anh cũng chính là sự bổ sung quan trọng cho CLB Hà Nội khi đội bóng này đang trong giai đoạn “khủng hoảng” do cơn bão chấn thương khiến hơn 10 trụ cột không thể thi đấu, như Nguyễn Đình Trọng, Nguyễn Duy Mạnh,… gặp phải.

Liệu có thêm bài học cho nền bóng đá Việt Nam về việc xuất ngoại?

Như vậy, sau Nguyễn Công Phượng, Nguyễn Tuấn Anh và Lương Xuân Trường thì Đoàn Văn Hậu cũng gặp thất bại trong việc chứng minh năng lực của mình với các đội tuyển, câu lạc bộ nước ngoài. Vậy đâu là điểm chung trong việc “xuất khẩu” các cầu thủ ra thị trường nước ngoài:

Thiếu định hướng tương lai đến từ câu lạc bộ chủ quản

Với những cầu thủ mà bài viết kể trên được xuất ngoại dưới dạng hợp đồng cho mượn và mục đích chính của chúng là giúp các cầu thủ trau dồi kinh nghiệm và chào hàng. Nếu họ có sự thể hiện tốt, hợp môi trường thì có thể “bán” với mức giá hời. Đây cũng chính là cách “làm tiền” mà các đội bóng lớn trên thế giới đã áp dụng nhiều năm nay.

Ví dụ, Real Madrid luôn biết tìm đến những CLB phù hợp với các tuyển thủ của mìn để trao cho cơ hội rèn nghề. Do Hakimi không thể cạnh tranh suất đá chính ở Bernabeu nên được Real Madrid cho sang Dortmund dưới dạng hợp đồng cho mượn với thời gian 2 năm. Khi ở môi trường thích hợp, cầu thủ người Ma-Rốc lớn nhanh như thổi, liên tục tỏa sáng để trở thành trụ cột của Dortmund.

Liệu có thêm bài học cho nền bóng đá Việt Nam về việc xuất ngoại?
Liệu có thêm bài học cho nền bóng đá Việt Nam về việc xuất ngoại?

Đương nhiên, khi xét về vị thế thì cả HAGL hay CLB Hà Nội đều không không thể so sánh với Real Madrid, nhưng họ hoàn toàn có quyền để “chọn mặt gửi vàng” những câu lạc bộ phù hợp cho “gà nòi” của mình. Đáng tiếc rằng, cả hai CLB này đều chưa làm được điều đó.

Ví dụ, Nguyễn Công Phượng được gia nhập CLB từ Nhật Bản rồi sang Hàn Quốc và cả nước Bỉ nhưng những đội bóng mà anh đầu quân đều thuộc dạng trung bình yếu ở các mùa giải của họ. Hơn thế nữa, họ cũng đều là những đội bóng không có tiềm lực tài chính vững vàng.

Sau đó đến lượt Lương Xuân Trường hay Đoàn Văn Hậu cũng vậy, đều là những “món hàng” để các câu lạc bộ đến từ xứ sở kim chi như Incheon United, Gangwon FC hay đến từ Hà Lan như SC Heerenveen với mục đích thương mại, kiếm tiền, thu hút nguồn tài trợ từ các đối tác Việt Nam.

Các cầu thủ không vạch con đường cho riêng mình

Ngoài việc thiếu định hướng đến từ CLB thì chính các cầu thủ cũng thiếu “đường đi, nước bước” cho bản thân mình. Khi được xuất ngoại chính là việc “nhắm mắt đưa chân” mà không cân nhắc xem đội bóng đó sẽ như thế nào và có thực sự phù hợp với mình hay không.

Nói như vậy để chúng ta thấy rằng, việc thành công hay thất bại khi chơi tại CLB nước ngoài sẽ phụ thuộc khá nhiều vào bản thân của mỗi cầu thủ. Bên cạnh tài năng thì việc tự vạch ra đường đi cho tương lai của mình cũng quan trọng không kém. Vì vậy, nếu không yếu tố này thì dù được tạo điều kiện như thế nào đi chăng nữa cũng khó thành công.

Các cầu thủ không vạch con đường cho riêng mình
Các cầu thủ không vạch con đường cho riêng mình

Trên đây là những chia sẻ về lý do khiến cầu thủ Đoàn Văn Hậu rời SC Heerenveen mà Socolive muốn gửi đến người đọc. Hy vọng với các thông tin trên đã giúp người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về việc đi “du học” của các cầu thủ.

>> Đừng quên truy cập ngay website Socolive để nhận tin thể thao trong ngày về giải đấu World Cup 2022 đang diễn ra cực nóng, cực cháy.