Bóng đá Việt Nam thắng giải trẻ nhưng thua cấp độ đội tuyển khi đối đầu với Thái Lan

Bóng đá Việt Nam và Thái Lan lại tiếp tục chạm trán với nhau tại các giải đấu thể thao lớn

Như vậy, trong 2023, bóng đá Việt Nam sẽ tiếp tục có cuộc cạnh tranh với bóng đá Thái Lan tại các sự kiện đáng chú ý như Sea Games, ASIAD và vòng loại World Cup 2026.

Bóng đá Việt Nam và Thái Lan lại tiếp tục chạm trán với nhau tại các giải đấu thể thao lớn

Sea Games là sân chơi dành cho lứa tuổi U22, còn vòng loại World Cup 2026 lại thuộc về cấp ĐTQG. Điều dễ nhận thấy trong một vài năm trở lại đây chính là các đội tuyển Việt Nam thường thắng thế so với Thái Lan tại các giải trẻ, nhưng khi lên đến cấp độ cao nhất là ĐTQG, Thái Lan lại chiếm nhiều ưu thế hơn.

Cụ thể, các đội U22 và U23 Việt Nam đã hai lần liên tiếp giành tấm HCV nội dung bóng đá Nam tại kỳ Sea Games vào 2019 và 2022. Trong khi đó, ĐT Thái Lan lại 2 lần liên tiếp giành chức vô địch AFF Cup vào các kỳ 2020 và 2022.

Bóng đá Việt Nam và Thái Lan lại tiếp tục chạm trán với nhau tại các giải đấu thể thao lớn
Bóng đá Việt Nam và Thái Lan lại tiếp tục chạm trán với nhau tại các giải đấu thể thao lớn

Trong 2 lần đội U22/U23 Việt Nam giành HCV Sea Games, chúng ta đã xuất sắc vượt qua tuyển thái Lan tại vòng bảng mùa giải 2019, đánh bại họ ở kỳ Sea Games vào 2022.

Ngược lại, khi Thái Lan đã liên tiếp hai lần giành vô địch AFF Cup 2020 và 2022, họ lại chiến thắng đội tuyển Việt Nam ở bán kết kỳ giải 2020 – thực chất là bóng lăn vào cuối 2021, vượt qua chúng ta ở kỳ giải năm 2022.

Nếu tính từ 2017, các đội trẻ Thái Lan chưa giành nhiều chiến thắng trước các đội trẻ Việt Nam tại mọi cấp độ. Đặc biệt, tại trận đấu trong khuôn khổ vòng loại giải U23 châu Á diễn ra vào 2019, U23 Thái Lan đã thua đậm U23 Việt Nam với tỷ số 0 – 4 trước sự ngỡ ngàng của người hâm mộ.

Bóng đá Việt Nam thắng giải trẻ nhưng thua cấp độ đội tuyển khi đối đầu với Thái Lan
Bóng đá Việt Nam thắng giải trẻ nhưng thua cấp độ đội tuyển khi đối đầu với Thái Lan

Tuy nhiên, cũng lứa cầu thủ đó khi lên cấp ĐTQG với các gương mặt tiêu biểu như Supachai Chaided, Worachit Kanitsribampen, Ekanit Panya, Kritsada Kaman, Supachok Sarachat lại giúp “Voi chiến” giành chiến thắng trước tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2020.

Riêng với trường hợp của Kritsada Kaman còn được bầu là trung vệ hay nhất của kỳ giải AFF Cup 2020. Khi đến AFF Cup 2022, Kritsada Kaman, Ekanit Panya, Worachit Kanitsribampen lại tiếp tục giành vô địch.

Từ những dẫn chứng trên cũng cho chúng ta thấy, xuất phát điểm các cầu thủ Thái Lan chưa chắc đã hơn các cầu thủ đến từ bóng đá Việt Nam. Tuy nhiên, càng trưởng thành, “Voi chiến” lại càng trở nên chuyên nghiệp và có thể đến từ việc được cọ xát tại môi trường giải quốc nội tốt hơn.

Cách tiếp cận bóng đá Thái Lan có điều khác biệt hơn với bóng đá Việt Nam

Điển hình như tại hai kỳ Sea Games gần nhất, U22/U23 Thái Lan đã không sử dụng cầu thủ ngoài lứa tuổi 22 hoặc 23 theo quy định của từng kỳ đại hội. Ngược lại, U22/U23 Việt Nam vẫn có sự bổ sung thêm 3 cầu thủ ngoài lứa tuổi nói trên và đương nhiên đó đều là những gương mặt chất lượng.

Không phải Thái Lan không dành 100% tâm huyết tại giải trẻ. Họ vẫn luôn là những chân sút tràn đầy quyết tâm ở sân chơi đó, nhưng dàn cầu thủ trẻ của họ lại có phần kém hơn về mặt kinh nghiệm so với đội hình tham dự Sea Games và đã được bổ sung thêm các ngôi sao bóng đá dày dặn của các đội bóng Việt Nam tham dự kỳ Sea Games vào 2019 và 2022.

Cách tiếp cận bóng đá Thái Lan có điều khác biệt hơn với bóng đá Việt Nam
Cách tiếp cận bóng đá Thái Lan có điều khác biệt hơn với bóng đá Việt Nam

Có thể nói, cách làm của bóng đá Thái Lan gần giống với bóng đá Nhật Bản – nền bóng đá hiện đang đứng số 1 châu Á. Họ dành tối đa cơ hội học hỏi, tích lũy kinh nghiệm cho các cầu thủ trẻ ở những giải đấu phù hợp với lứa tuổi.

Không những vậy, Nhật Bản thậm chí còn còn dùng hầu hết cầu thủ là sinh viên tại giải U20 châu Á năm nay, đang diễn ra tại Uzbekistan và họ coi đó là cơ hội tốt để những người trẻ cọ xát thay vì vội nghĩ đến thành tích ở các lứa. Sự so sánh về thứ hạng hay đẳng cấp của một nền bóng đá chỉ được họ tính kỹ từ cột mốc của ĐTQG.

Giới chuyên môn nói gì về sự khác biệt của bóng đá Việt Nam với các nước khác

Cựu HLV đội tuyển Việt Nam, ông Phan Thanh Hùng cũng đã bình luận về điểm này rằng, thường thì trước lứa tuổi từ dưới 20, cầu thủ trẻ Việt Nam không có quá nhiều sự khác biệt so với các cầu thủ đến từ nền bóng đá khác, kể cả những nền bóng đá hàng đầu châu Á.

Tuy nhiên, khi lên đến cấp độ U23 thì sẽ dần có sự khác biệt đôi chút. Chỉ khi đến cấp độ ĐTQG mới thực sự là khác biệt hoàn toàn. Điều này cũng xuất phát từ môi trường chuyên nghiệp mà cầu thủ phải trải qua sau lứa tuổi trẻ.

Chỉ cách nay ít lâu, giới chuyên môn trong nước cũng từng có những phản ứng mạnh mẽ liên quan đến chuyện giải quốc nội có quãng nghỉ quá lâu, trùng với thời điểm U20 Việt Nam tập trung tham dự giải U20 châu Á.

Đương nhiên, các bên liên quan đều có những ý kiến riêng nhằm bảo vệ quan điểm của mình. Tuy nhiên, về giới chuyên môn trong nước, họ lại cho rằng cách làm này của chúng ta nếu không thay đổi thì bóng đá Việt Nam đang chọn đi ngược với chuyển động chung của bóng đá chuyên nghiệp toàn cầu.

Giới chuyên môn nói gì về sự khác biệt của bóng đá Việt Nam với các nước khác
Giới chuyên môn nói gì về sự khác biệt của bóng đá Việt Nam với các nước khác

Socolive đã gửi tin thể thao bóng đá về vấn đề bóng đá Việt Nam thắng giải trẻ nhưng thua cấp độ đội tuyển khi đối đầu với Thái Lan. Không những vậy còn là những sự so sánh với các nền bóng đá khác trong châu lục. Nhìn chung, nếu bóng đá Việt Nam muốn phát triển thì cần thay đổi từ việc cho giải trẻ có quãng nghỉ quá lâu.