Một điểm chung trong suốt quãng thời gian 2 tuần tập luyện của U23 Việt Nam, trong đó có tới 4 buổi tập cùng ĐTQG, HLV Philippe Troussier đã không cho thi đấu đối kháng mà thay vào đó là tập trung kiểm soát bóng, đặc biệt là việc chuyền và nhận bóng.
Lý do các cầu thủ Việt Nam thường chuyền bóng kém?
Phải thừa nhận một vấn đề rằng, nếu chỉ kiểm soát bóng để tổ chức tấn công thì bóng đá Việt Nam không hề hơn so với ĐT Malaysia và Indonesia. Nếu xét về khả năng chuyền và nhận bóng, di chuyển nhịp nhàng nhằm hỗ trợ để có thể tạo nên thế trận áp đặt tấn công, cầu thủ Việt Nam sẽ không hề bằng cầu thủ “Voi chiến”.
Những thành công trong suốt thời gian qua đạt được chính là lối chơi phòng ngự, phản công và sự thận trọng biết mình, biết người và biết khai thác, tận dụng tốt những điểm yếu của đối phương tại thời điểm quan trọng nhất của trận đấu. Cùng với đó là tinh thần, ý chí và bản lĩnh Việt Nam đã được HLV Park Hang Seo xây dựng và rèn luyện thành một tập thể gắn kết.
Ở những trận cầu đỉnh cao tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022 hay trận chung kết AFF Cup và Thái Lan, nhược điểm về khả năng chuyền bóng của tuyển Việt Nam bộc lộc một cách rõ rệt.
Khi đối thủ đẩy cao đội hình và pressing với cường độ cao, các hậu vệ và thủ môn sẽ ngay lập tức gặp tình trạng lúng túng, buộc phải đá dài hoặc để mất bóng đầy nguy hiểm. Chính điều này đã dẫn đến tuyển Việt Nam luôn rơi vào tình trạng bị động, chỉ biết tập trung tử thủ và chờ đợi sai sót đến từ đối phương.
Nguyên nhân về khả năng di chuyển hỗ trợ và thoát pressing của các tiền vệ hay từ sự sẵn sàng di chuyển vào khoảng trống để nhận bóng ở phần sân đối phương cũng là yếu tố khiến các tiền đạo thường xuyên gặp lúng túng.
HLV Philippe Troussier muốn cải thiện từ bài học “vỡ lòng” về chất lượng đường chuyền
Chất lượng đường truyền hay chuyền bóng vào chân xa được biết đến như hai cụm từ được HLV Philippe Troussier nhắc nhiều nhất trong suốt những ngày tháng qua. Với những cầu thủ chuyền bóng, ông ấy không chỉ yêu cầu về đường chuyền chính xác, điểm đến, tầm ngắm và lực mà còn phải đúng thời điểm mà người nhận đã sẵn sàng.
Ở những buổi đầu là chuyền đúng người, đúng thời điểm nhưng ở những buổi tập sau thì ông lại đưa ra những yêu cầu cao hơn. Ví dụ như đường chuyền phải tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn cho những hoạt động tiếp theo của người nhận như tách được người kèm, mở ra hướng tấn công mới.
Chính điều này cũng đòi hỏi người có bóng phải quan sát đồng thời phân tích, phán đoán tình huống nhanh, đưa ra quyết định lựa chọn về đường chuyền chuẩn xác. Khi ấy, người nhận bóng cũng phải di chuyển linh hoạt, lựa chọn vị trí thuận lợi nhất để nhận bóng.
Đó cũng là lý do HLV Philippe Troussier yêu cầu chuyền và nhận bóng từ xa. Đó vốn được xem như thuật ngữ mới trong bóng đá để các cầu thủ trên sân có được sự liên lạc, kết nối với nhau. Người không bóng thì cần phải di chuyển để có được vị trí, tư thế tốt nhất cho các pha xử lý tiếp theo, người có bóng thì phải thực hiện đường chuyền có ý đồ, thuận lợi nhất, xa đối thủ đồng thời gợi mở phương án tiếp theo cho đồng đội.
HLV Philippe Troussier đã tìm hiểu kỹ bóng đá Việt kỹ lưỡng để tìm những điểm yếu và khắc phục
Bóng đá đỉnh cao luôn chứa những triết lý chiến thuật đỉnh cao. Tuy nhiên, bất cừ trường phái nào cũng đều phải bắt nguồn từ sự kiểm soát chuyền và nhận bóng.
Sau một thời gian dài dành thời gian để phân tích, tìm hiểu về bóng đá Việt Nam thời gian qua, HLV Troussier đã phát hiện ra điểm yếu liên quan đến cố hữu của cầu thủ Việt Nam. Đó cũng là lý do ông ép họ học lại bài học như lớp “vỡ lòng” về chuyền bóng.
Có lẽ, HLV Philippe Troussier đang hướng đến việc xây dựng một lối chơi hiện đại và hiệu quả hơn cho bóng đá Việt Nam dựa trên khả năng kiểm soát bóng cũng như lối chơi phối hợp ngắn, nhỏ, nhanh nhuyễn và đột biến.
- Dưới thời HLV Philippe Troussier, ĐTVN thay đổi phong cách như thế nào?
- HLV Philippe Troussier không giữ nguyên những gì người tiền nhiệm Park Hang Seo đã làm
- Dưới hướng dẫn của HLV Philippe Troussier, U23 Việt Nam đang thi phạm cho đàn anh tại ĐTVN
Rất có thể đợt tập trung đầu tiên chỉ là khoảng thời gian vị chiến lược gia người Pháp và các cầu thủ xây móng, hoàn thiện những bước đầu tiên trong quá trình phát triển bóng từ phần sân nhà.
Với các đợt tập huấn tiếp theo, những cấp độ phát triển cao hơn sẽ được áp dụng khá nhiều. Đây thực sự là những kế hoạch rất cơ bản nhưng lại cực kỳ chi tiết, mang tính thực tiễn cao nhằm cải thiện điểm yếu của cầu thủ Việt Nam. Thông qua đó, giúp các tuyển thủ ngày càng tự tin khi chinh phục những đấu trường và đỉnh cao mới trong tương lai.
Socolive đã gửi tin thể thao bóng đá về bật mí vũ khí tối thượng HLV Philippe Troussier đang sở hữu. Bên cạnh đó là những ý nghĩa đằng sau việc cho các cầu thủ tập lại bài học lớp “vỡ lòng” của vị chiến lược gia người Pháp. Mong rằng, trong thời gian tới, ông Troussier sẽ giúp các cầu thủ nói riêng và bóng đá Việt Nam nói chung ngày càng gặt hái được nhiều thành công tại đấu trường lớn.