Bạo loạn chưa bao giờ kết thúc ở Indonesia
Vào tối ngày hôm qua (1/10), có ít nhất 127 cổ động viên thiệt mạng sau trận đá bóng ở giải VĐQG Indonesia đang là một thông tin làm cả bóng đá thế thới choáng váng.
Đây là một thảm kịch của nền bóng đá đầy rẫy sự nguy hiểm và bạo lực trong nhiều năm qua.
Indonesia có lẽ không là nơi có nền bóng đá phát triển. Nhưng xét về tình yêu cháy bỏng dành cho bóng đá của các cổ động viên người Indo thì không hề thua kém bất kỳ nước nào trên thế giới.
Như trong giải đấu bình thường VĐQG Indonesia, Liga 1 giữa Arema FC và Persebaya Surabaya diễn ra ngày hôm có có mặt hơn 40.000 khán giả đến theo dõi trận đấu.
Indonesia không phải là nơi có nền bóng đá mạnh và phát triển trên thế giới. Nhưng xét trên phương diện về tình yêu bóng đá và độ cuồng nhiệt của các CĐV thì người Indo có lẽ chẳng thua kém bất cứ nước nào trên thế giới.
Như trong một trận đấu bình thường ngày qua tại giải VĐQG Indonesia, Liga 1 giữa Arema FC và Persebaya Surabaya diễn ra trên sân Kanjuruhan đã có hơn 40.000 khán giả đến sân theo dõi trận đấu.
Theo như thông tin của Indonesia Post từ Tổng Thanh tra Cảnh sát miền Đông Java, ông Nico Afinta thông báo có ít nhất 127 người chết trong vụ bạo loạn vừa qua, gồm lực lượng cảnh sát công an và người hâm mộ, đặc biệt kinh khủng có 34 người thiệt mạng do bị giẫm đạp trên sân cỏ.
Con số quá kinh khủng vì có quá nhiều người chen chúc nhau chạy từ ô cửa sân số 10 và 12 của SVĐ. Nguyên nhân chủ yếu làm con sô thiệt mạng lớn đến như vậy là do trong không gian chật hẹp mà lượng người quá lớn, khiến thiếu oxy, dẫn đến hoảng loạn từ đó chạy tán loạn và giẫm đạp lên nhau gây ra sự việc đang tiếc.
Vụ bạo loạn này đã làm rúng động cả thế giới. Song việc này lại không quá bất ngờ khi đất nước này mỗi năm đều có những người tử vong khi đến sân bóng cổ động.
Thống kê từ Bưu điện Jakarta đã đưa ra số liệu thống kê từ năm 1995 đến 2018, bạo lực trên sân cỏ đã làm 68 cổ động viên Indonesia tử vong. Trong đó, CLB đứng đầu danh sách chính là đội bóng liên quan tới vụ bạo loạn tối qua – Persebaya, còn về Arema xếp vị trí thứ hai với 9 trường hợp tử vong.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự xung đột bạo loạn đến từ những mâu thuẫn sắc tộc. Indonesia được biết đến là đất nước vạn đảo và số dân lớn đứng thứ 4 so với thế giới, do vậy sự khác biệt giữa tôn giao, vùng miền vẫn luôn tồn tại giữa các vùng.
Một trong những nguyên nhân khác dẫn đến vấn đề này đó là cá tổ chức an ninh, kiểm soát người đến sân vận động còn lỏng lẻo. Đã có nhiều trường hợp cổ động viên đi xem không có mua vé, khiến số lượng người trên sân bóng nhiều hơn so với sổ ghế trên sân.
CLB Persib cũng từng thừa nhận rằng, sân vận động Gelora Bandung chỉ có sức chứa 3,8 vạn chỗ, thế nhưng lại có 5 vạn khán giả. Chính những nguyên nhân trên đã khiến cho nhiều cuộc bạo loạn diễn ra trên đất nước nhiều đảo này.