Theo HLV Nhật Bản – ông Shinozaki cho rằng chuyện bóng đá Việt Nam thường xuyên đưa các tuyển thủ ĐTQG tham gia các giải trẻ là điều không hợp lý. Không những vậy, các cầu thủ Việt Nam đang bị hại bởi căn bệnh mang tên thành tích.
Lý do có buổi trò chuyện với HLV Nhật Bản – ông Shinozaki
Trong lần dẫn dắt đội Jubilo Iwata tham dự Festival bóng đá trẻ kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nhật – HAGL ENEOS CUP 2023 được tổ chức tại Gia Lai, HLV Nhật Bản – ông Shinozaki đã có cuộc trao đổi ngắn với truyền thông.
Trưởng đoàn Jubilo Iwata nhận xét rằng, bóng đá Việt Nam đang “tiến hóa ngược” sự nghiệp của cầu thủ. Đã đến lúc VFF cần thay đổi để ĐTQG nâng lên tầm cao mới.
Bóng đá Nhật Bản lựa chọn đưa các cầu thủ giỏi nhất hay các tuyển thủ xuống đá để đạt được thành tích?
Theo ông Shinozaki, bóng đá Nhật Bản chưa bao giờ làm theo cách như vậy cả. Các cầu thủ đều tự mình lên kế hoạch để phát triển bản thân mình. Ngoài ra, họ cũng sẽ đặt ra mục tiêu nhằm cố gắng và hoàn thiện bản thân về mọi mặt như hình thể, kỹ năng, sự khéo léo theo từng ngày.
Sau đó, các tuyển thủ sẽ tự chấm điểm các mục tiêu mà mình đã thực hiện được và nhờ đến sự trợ giúp hướng dẫn của các thầy để xin ý kiến về mục tiêu mà mình chưa thực hiện được hoặc đã làm như chưa tốt.
Với các gương mặt như Quang Hải, Đức Chinh, Văn Hậu, Hoàng Đức, Trọng Hoàng, Hùng Dũng hay Hồ Tấn Tài, Nguyễn Tiến Linh cũng góp mặt tại Đại hội thể thao Sea Games. Mặc dù phần lớn đã vô địch AFF Cup và tham dự vòng loại tại giải bóng đá lớn nhất hành tinh – World Cup 2022.
Việc Đoàn Văn Hậu xuất ngoại sang Hà Lan và vẫn về đá Sea Games hay thậm chí được gọi lên ĐTQG nhưng vẫn đá cho U19. Tất cả những điều trên đều có một mục đích chính duy nhất là lấy thành tích giải trẻ và khu vực.
- Ronald Koeman cùng với tuyển Hà Lan đón nhận kỷ lục buồn
- Top 3 tiền vệ cánh hay nhất thế giới mới nhất 2023
- Top 3 tiền đạo cắm hay nhất thế giới mới nhất 2023
Không những vậy, trưởng đoàn CLB Jubilo Iwata cũng nhận xét rằng, điều đó là hoàn toàn không đúng. Bởi mỗi cầu thủ đều cần có mục tiêu phát triển. Mỗi cột mốc sẽ tạo nên khát khao, động lực và sự cố gắng để các cầu thủ có định hướng cho bản thân mình. Nếu cầu thủ được đôn lên ĐTQG thì không nên đưa họ về đá đội trẻ.
Ngoài ra, ông Shinozaki cũng dành thời gian kể thêm về bóng đá Nhật Bản vẫn có một số gương mặt tham gia đá cho đội trẻ nhưng chỉ dành cho sân chơi ở cấp thế giới. Điều này có thể hiểu đó là những sân chơi như Olympic bởi trình độ không thua kém và động lực lớn cho cầu thủ có cơ hội tỏa sáng ở cấp độ thế giới
Cũng trong buổi giao lưu với truyền thông, ông Shinozaki cảm thấy khá thích thú với chủ đề đưa các cầu thủ giỏi xuống góp mặt tại đội trẻ để lấy thành tích.
Cầu thủ phấn đấu lên tầm chuyên nghiệp nhưng lại bị kéo về đá giải trẻ giống với việc kéo lùi sự nghiệp người đó
Biểu đồ sự nghiệp của cầu thủ Nhật Bản cho thấy rõ sự khác biệt so với bóng đá Việt
Trưởng đoàn đoàn CLB Jubilo Iwata đã chia sẻ về một biểu đồ liên quan đến các mốc về độ tuổi, bước tiến của các cầu thủ đi theo bậc thang từ thấp đến cao và không hề có chuyện “tiến hóa ngược” như cách bóng đá Việt Nam đã làm.
Cũng với biểu đồ trên, vị HLV xứ sở hoa anh đào đã giải thích ngắn gọn về trường hợp cầu thủ cố gắng phấn đấu đến tầm chuyên nghiệp thì tốt nhất là không nên đưa trở lại thi đấu giải trẻ. Hay như việc đang thi đấu cho ĐTQG thì không thể đá cho U20 hoặc U22 được. Hành động này giống như cách kéo sự nghiệp cầu thủ đi xuống dốc.
Ông Shinozaki cũng đã kể về việc các cầu thủ trẻ Nhật Bản luôn có khát vọng đi “du học” tại các nền bóng đá khác. Họ đều đề ra mục tiêu và ai cũng mong muốn được ra nước ngoài thi đấu. Ông cũng như những vị HLV khác không hề quan tâm việc các cầu thủ đến bóng đá châu Âu sẽ kiếm được bao nhiêu tiền.
Điều quan trọng là các cầu thủ có điều kiện thi đấu để phát triển bản thân đến mức đỉnh cao của sự nghiệp. Nếu tiến bộ thì họ sẽ lại có cơ hội góp mặt tại những giải đấu lớn như tại Đức hay Anh và từ đó họ có thể kiếm thêm được gấp hàng chục, hàng trăm lần số tiền so với thời điểm hiện tại.Đó cũng là lý do không hề có chuyện các cầu thủ Nhật bản bị đưa từ ĐTQG xuống để thi đấu cho đội trẻ nhằm lấy thành tích khu vực.
Theo ông Shinozaki, bóng đá Việt Nam nên thay đổi như thế nào?
Vị trưởng đoàn CLB Jubilo Iwata cũng cho rằng, câu chuyện về bóng đá Việt Nam là đang làm hại những chân sút tiềm năng của mình và không thể nâng tầm ĐTQG và hy vọng đến những giải tầm cỡ như World Cup. Việc bẻ cong quy trình phát triển của cầu thủ là điều chẳng có một nền bóng đá phát triển nào trên thế giới thực hiện.
Không những vậy, ông Shinozaki cũng nói về việc hoãn giải chuyên nghiệp và nhường chỗ cho giải trẻ là điều không hề tốt. Đã đến lúc bóng đá Việt Nam cần thay đổi để các cầu thủ của mình có điều kiện phát triển tốt nhất.
Socolive đã gửi tin thể thao bóng đá về Theo HLV Nhật Bản, cầu thủ Việt Nam đang bị “làm hại” bởi bệnh thành tích. Hy vọng trong tương lai, VFF sẽ có những cải tiến nhất định nhằm giúp bóng đá nước nhà phát triển như những nền bóng đá khác trên thế giới.